Ở nước ngoài, hoạt động tư vấn học tập trong trường học xuất hiện từ
rất sớm, khoảng đầu cuối thế kỷ XIX, vì vậy có có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động tư vấn học tập.
26
Một số tác giả ở nước ngoài có công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt
động tư vấn trong trường học như: John Dewey, Ajit K. Das, Stephen Y. Chow and Bruce Rutherford, Constantine, Madonna G, Lairio, Marjatta; Nissilä, Pia, Sears, Susan Jones Najilah Ali, Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva, Peter Blos.
Tuy cùng bàn về vai trò của tư vấn học tập nhưng Aviva thì nhấn mạnh
đến quan niệm sai lầm tiêu biểu của người làm công tác tư vấn cho sinh viên.
Đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm thực tế của người làm công tác tư vấn cho sinh viên trong một ngành học cụ thể đó là ngành công nghệ thông tin (Najilah Ali, The Role Of The Student Consultant, 2006).
Còn tác giả Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva với nhận thức về vai trò công tác tư vấn và thực hiện vai trò nầy trên thực tế, tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 02 nhóm cố vấn giàu kinh nghiệm và nhóm cố vấn tập sự. Kết quả nghiên cứu đề cao vai trò cố vấn chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm (Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva , The on – site Mentor of counseling Interns: Perceptions of Ideal Role and Actual Role Performance, 2007).
Cũng nghiên cứu về vai trò của tham vấn nhưng tác giả John Dewey đề
cao việc phát huy kinh nghiệm cho người học trong môi trường giáo dục. Nghiên cứu cho thấy cần đổi mới phương pháp giáo dục, ứng xử tại trường học thay cho phương pháp giáo dục áp đặt thời bấy giờ. Nghiên cứu này đã đáp ứng
được phần nào nhu cầu tham vấn cho người học, đặc biệt là sinh viên.
Carlson, Laurie A, Portman, Tarrell Awe Agahe; Bartlett, Jan R đưa ra phương pháp tiếp cận công nghệ vào công tác tư vấn chuyên nghiệp trong các trường ở Mỹ cho thấy việc tiếp cận công nghệ vào công tác tư vấn ở trường chuyên nghiệp rất hiệu quảđồng thời được sựủng hộ cao của các tư vấn viên
Lairio, Marjatta; Nissila, Pia với nghiên cứu hướng tới kết nối mạng cho công tác tư vấn trong trường học ở Phần Lan hướng đến việc thiết lập
27
mạng lưới tư vấn trong và ngoài nhà trường để hoạt động tư vấn được hiệu quả hơn. Đồng thời tác giả cũng khẳng định công việc của nhân viên tư vấn trong trường học đã mở rộng và trở nên đa dạng hơn. Bài viết này còn phân tích sự thay đổi về nhiệm vụ và các vấn đề cốt lõi của tư vấn cũng như những thách thức mới mà công tác tư vấn ở Phần Lan đang phải đối mặt.
Các tác giả Ponec, Debra, Poggi, James A. Dickel, C. Ti – mô – thê (1998) cho thấy sự cần thiết của việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và những người làm công tác tư vấn trong cộng đồng , đồng thời tác giả còn nhấn mạnh mối liên hệ hệ chặt chẽ giữa trường học với tư vấn cộng đồng đây cũng là cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn.
Đặc biệt, Constantine, Madonna G đã đưa ra định hướng cho công tư vấn
ở các trường học đa văn hóa tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu nhấn mạnh sựđồng cảm giữa giảng viên cố vấn với sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư
vấn trong trường.
Cùng với các nghiên cứu về vai trò của hoạt động tư vấn trong trường học cũng như với các nghiên cứu về các thức để họat động này đạt hiệu quả
thì còn có các nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp trong trường học của các tác giả như Jesse Davis, Eli Weaver, F. Parsons
Tác giả F. Parsons (1854 – 1908) là người có công đóng góp cho sự
phát triển của lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp và tạo ra sắc thái tham vấn rõ rệt trong định hướng nghề. F. Parsons không chỉ là người thực hành trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp mà còn là nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết toàn diện về tư vấn hướng nghiệp với những quy tắc và quy trình khá toàn diện.
Đặc biệt ông đã cho ra đời cuốn sách hướng nghiệp (Vocation Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả. Những nghiên cứu này của ông đã góp phần rất lớn để phát triển tư vấn hướng nghiệp và ông cũng đã hình dung
28
công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường học. Bên canh đó, Jesse cũng là người có các nghiên cứu thực tiễn và thiết lập trung tâm tham vấn hướng nghiệp tại Detroit vào năm 1989. Sau này ông cũng đề xuất chương trình đào tạo hướng nghiệp có tính lý luận tổng thể vào năm 1907. Cũng vào giai đoạn này, Eli Weaver đã tổng hợp những nghiên cứu của mình và cho ra đời cuốn “Choosing a career”, nhằm tham vấn cho thanh niên, học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân.
1.3. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các cơ sở sau: - Một là quan niệm về sự hài lòng của các tác giả dưới đây.
+ Sureshchandar (2002) cho rằng: Sự hài lòng của khách hàng được vận hành theo các yếu tố tương tự như chất lượng dịch vụ.
+ Cronin và Taylor, 1992; Gotlieb và ctv, 1996; Lee và ctv, 2000 khẳng
định rằng: Chất lượng dịch vụ là tiền đề cho sự hài lòng của khách hàng. + Hishamuddin Fitri Abu Hasan và ctv (2008) xác nhận có một mối quan hệ có ý nghĩa giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của SV.
+ Ehsan Malik và ctv (2010) cũng kết luận rằng: chất lượng dịch vụ có một sựảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của SV.
- Hai là Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội và các chức năng tương ứng với mỗi loại hình cấu trúc đó. Sơ đồ AGIL trong lý thuyết cấu trúc chức năng là cơ sở tác giảđưa ra mô hình đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập trong trường đại học. Trong sơ đồ AGIL, Talcott Parson cho rằng có bốn yêu cầu tất yếu đối với một hệ thống đó là: sự thích nghi (A), sựđạt mục tiêu (G), sự hòa hợp (I), sự tiềm tàng (L). Một hệ thống phải thực hiện đầy đủ bốn chức năng:
29
+ Thích nghi (Adaption): một hệ thống phải đương đầu với những nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường và làm cho môi trường phải thích nghi với các nhu cầu của nó.
+ Đạt được mục tiêu (Goal attainment): một hệ thống phải xác định và
đạt mục tiêu cơ bản của nó.
+ Phối hợp (Integration): một hệ thống phải điều hòa mối tương quan của các thành tố bộ phận đồng thời điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu chức năng còn lại (A, G, L).
+ Sự tiềm tàng (Latency): một hệ thống phải cung cấp, kiến tạo và duy trì động lực thúc đẩy. [10] Mô hình nghiên cứu Sinh viên Nhu cầu Hài lòng Ích lợi Thutiện ận Đội ngũ tư vấn Hài lòng mĐạục t tiêu tư vấn Đáp ứng nhu cầu tư vấn của sv Sự hợp tác của sinh viên Chất lượng hoạt động tư vấn học tập
30
Chương 2
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về trường Đại học Tiền Giang
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tiền Giang
- Trường ĐHTG được thành lập theo quyết định số 132/QĐ –TTg ngày 6 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở trường Cao Đẳng Sư
Phạm Tiền Giang và trường Cao Đẳng Cộng Đồng Tiền Giang, là trường đào tạo nguồn lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
- Sứ mạng: Trường ĐHTG đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng Bằng Sông cửu Long, mang đến cho người học cơ hội nghề
nghiệp để thăng tiến.
- Định hướng phát triển: Trường ĐHTG phát triển theo định hướng ứng dụng – nghề nghiệp, kiểm định chất lượng đào tạo và được xếp hạng trong hệ
thống đại học của Quốc Gia.
31
- Hội đồng Trường: Hội đồng Trường được thành lập theo Quyết định số
3947/QĐ –UBND ngày 23 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Tiền Giang, Hội đồng gồm 27 thành viên, bao gồm Hiệu trưởng, Bí thưĐảng ủy Trường,
đại diện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín trong và ngoài Trường, các tổ chức chính trị - xã hội trong Trường, các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư xây dựng Trường.
Hội đồng Trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm của Trường Đại học theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ GD &ĐT.
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo: Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo Quyết định số420/QĐ –ĐHTG ngày 24 tháng 4 năm 2006 của Hiệu trưởng trường ĐH Tiền Giang. Hiện nay hội đồng có 24 thành viên bao gồm các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường và Trưởng các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường ĐH Tiền Giang có chức năng tư
vấn cho Hiệu trưởng về định hướng chung; xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đào tạo và xây dựng
đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường.
- Các khoa chuyên ngành và các ngành đào tạo thuộc khoa
+ Khoa Khoa học Cơ bản: Đào tạo giai đoạn đại cương các trình độ Cử
nhân bậc cao đẳng và đại học khối ngành ngoài Sư phạm.
+ Khoa Sư phạm: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Sư phạm.
+ Khoa Kinh tế - Xã hội: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh và đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn.
32
+ Khoa Công nghệ Thông tin: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Công nghệ Thông tin. Giảng dạy khối kiến thức về Tin học đại cương, tin học cơ sở cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng, đại học.
+ Khoa Ngoại ngữ: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Sư phạm Tiếng anh, Cử nhân Tiếng anh. Giảng dạy khối kiến thức về Ngoại ngữ cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.
+ Khoa Xây dựng: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng.
+ Khoa Kỹ thuật Công nghiệp: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng các ngành chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Công nghệ May.
+ Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm: Đào tạo Cử
nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm, Nuôi trồng Thủy sản, Phát triển Nông thôn, Dịch vụ Thú y.
+ Khoa Lý luận Chính trị: Giảng dạy khối kiến thức về Lý luận chính trị
cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.
2.1.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức
Đội ngũ cán bộ công chức nhà trường tăng dần về số lượng, trong đó đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ sau đại học phát triển nhanh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu năng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 40 –CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và Quyết định số 09/2005/QĐ –TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010”, Trường đã đạt được những kết quả nhất định, trình độ CBVC nhà trường không ngừng được nâng cao về
33
Đến thời điểm tháng 8/2012, Trường có 587 cán bộ viên chức (có 355 CBGD), trong đó cán bộ có trình độ tiến sĩ: 16 người, thạc sĩ: 167 người (có 16 NCS), đại học: 322 người (có 101 cao học) và trình độ khác: 82 Đội ngũ
có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỉ lệ 52,47% trên tổng số CBGD và chiếm 30,76% trên tổng số cán bộ viên chức của trường.
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên TT Đội ngũ Trình độ Tổng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Khác 1 Cán bộ quản lý 74 8 42 24 - 2 Giảng viên 281 7 120 152 2 Tổng 355 15 162 176 2
2.1.4. Công tác đào tạo và quản lý sinh viên
Chất lượng dạy và học, nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên (HSSV) ngày càng được nâng lên. Trường cơ bản hoàn tất chuyển sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, triển khai đào tạo liên thông; hoạt động đổi mới dạy và học là một nét nổi bật trong việc đổi mới đào tạo của nhà trường. Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng được tăng cường, công tác kiểm
định chất lượng GD đang trong quá trình triển khai thực hiện.
Quy mô đào tạo của Trường hiện nay là 10.471 HSSV, tăng 3,02 lần (10.471/3.465 HSSV) với khi mới thành lập Trường; tăng gấp 1,57 lần (10.471/6.670 HSSV) so với đề án thành lập Trường và nếu quy đổi sang sinh viên chính quy thì tăng gấp 1,72 lần (9.438/5.500 HSSV).
- Trường cơ bản hoàn tất việc thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ
niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉđối với tất cả các bậc CĐ, ĐH sớm hơn 2 năm so và với quy định của Bộ GD & ĐT.Việc chuyển đổi hình thức
34
đào tạo đã tạo được tính tự chủ, phát huy cao hơn tính năng động và sáng tạo của người học.
- Quản lý sinh viên: nề nếp, tác phong sinh viên có bước chuyển tốt, kỷ
cương học đường được giữ vững. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong sinh viên nhân các ngày lễ lớn được tổ chức thường xuyên. Chế độ chính sách cho HSSV được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công tác hỗ trợ HSSV vay vốn để học tập; Quỹ học bỗng “Đồng hành cùng sinh viên” thu hút sự quan tâm ủng hộ của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, giúp nhiều HSSV vượt khó vươn lên học tốt.
2.1.5. Công tác NCKH
Công tác NCKH của nhà trường từng bước đi vào nề nếp, thu hút ngày càng đông CBVC, sinh viên tham gia và bước đầu mang lại hiệu quả; NCKH hướng và phát triển chương trình đào tạo, chuyển giao KH-CN và ứng dụng thực tiễn sản xuất.
Nhìn chung, 5 năm qua cùng với việc gia tăng về số lượng CBVC tham gia NCKH, các đề tài được nghiệm thu cũng tăng hằng năm.
2.2. Sơ lược về hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2006. Đây là một phương thức đào tạo mới. Cho đến nay trường đào tạo hơn 67 chương trình giáo dục từ trung cấp đến đại học. Hệ thống đào tạo này phát huy vai trò tự chủ của người học trong quá trình theo học tại trường. Vai trò này thể
hiện trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ là cho phép sinh đăng ký học theo tiến độ nhanh hay chậm tùy hoàn cảnh và khả năng học lực của mình. Khi đã tích lũy đủ số tính chỉ tối thiểu theo quy định của chương trình
đang học thì sinh viên xin xét tốt nghiệp. Do đó việc sinh viên nắm vững chương trình giáo dục của mình và biết cách đăng ký học phần, biết cách
35
thức nhà trường đánh giá kết quả học tập và rèn luyện là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra, đối với những sinh viên năm nhất việc biết được hệ thống tổ